CÁCH BÀY MÂM NGŨ QUẢ TRUNG THU ĐẸP TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU DỄ MUA
CÁCH BÀY MÂM NGŨ QUẢ TRUNG THU ĐẸP TỪ NHỮNG NGUYÊN LIỆU DỄ MUA
Tết trung thu được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm, hay còn gọi là tết đoàn viên, bên cạnh các loại bánh trung thu để cúng ông bà thì mâm ngũ quả cũng không thể thiếu, mang 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa sâu xa, là niềm tin, niềm hy vọng của người bày biện dâng cúng, mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng đến trên gia đình, làng quê…Hãy cùng Thủy Tinh Ngọc đưa ra gợi ý về việc bày biện mâm ngũ quả trong ngày lễ tết Trung thu nhé!
1. Ý nghĩa mâm ngủ quả ngày tết Trung thu
Mâm ngũ quả ra đời tượng trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả với mong muốn sự đủ đầy, bình an.
Từ "quả" trong mâm ngủ quả cũng mang ý nghĩa về sự sung túc, ngoài ra còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, sinh sôi nay nở.
Mâm ngũ quả truyền thống được bày biện với 5 loại quả, mang ý nghĩa ngũ phúc lâm môn, cầu "Phúc, quý, thọ, khang, ninh".
Mâm ngũ quả ngày Tết trung thu được bày biện với các lại trái cây mùa thu, chủ đạo thường gồm chuối, bưởi, hồng, lựu, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh mang tính dương, có quả chín mang tính âm, là sự kết hợp âm dương thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ.
Nải chuối chín thơm lừng, quả hồng đỏ mang hy vọng, quả na với nhiều hạt mắt mang ước nguyện sinh sôi nảy lộc, quả bưởi tượng trưng cho sự mát lành tốt đẹp và quả lựu là sự ngọt ngào may mắn.
Nếp sống hiện đại đầy đủ, người ta bày mâm ngũ quả với không chỉ 5 loại quả chủ đạo trên mà còn thêm vào các loại trái cây vùng miền khác cho mâm quả thêm sinh động, nhưng vẫn theo tâm hướng cầu may lành, và dù cho trưng bày bao nhiêu, mâm cỗ vẫn được gọi là mâm ngũ quả với ý nghĩa vốn có của nó.
2. Mâm ngũ quả Tết Trung thu gồm những loại trái cây nào?
Từ xưa, mâm ngũ quả là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết ở nước ta. Tết Trung thu cũng vậy, cũng có mâm ngũ quả nhưng mỗi miền sẽ có ỹ nghĩa khác nhau:
Mâm ngũ quả thường là bưởi, đào, hồng, quýt, nảy chuối được đặt ở giữa sau đó đặt các trái còn lại lên trên, có thể thay bưởi bằng quả phật thủ.
Ngày nay nhiều người còn lựa chọn nhiều loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau nhưng đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.
3. Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu truyền thống
Về ý nghĩa của mâm ngũ quả Trung thu, mâm cỗ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc dựa trên các yếu tố ngũ hành. Đầu tiên, quả trong mâm ngũ quả là biểu tượng cho sự sung túc, sinh sôi nảy nở không ngừng. Tiếp đến, mâm cỗ với 5 loại quả khác nhau là đại diện cho ngũ phúc lâm môn. Hay còn được biết đến là phúc, quý, thọ, ninh, khang.
Theo nhịp sống hiện đại phát triển, mâm ngũ quả Trung thu đã có nhiều sự đổi mới, sáng tạo và đa dạng hơn về mặt hình thức. Không chỉ là sự trưng bày truyền thống, nhiều vùng miền còn tạo thành nhiều hình động vật, ngôi sao trang trí,… sinh động và vui nhộn, giúp các bé thiếu nhi tận hưởng trọn vẹn ngày lễ.
Ngoài ra, mâm ngũ quả Trung thu có sự kết hợp bởi quả xanh với hàm ý là dương và quả chín với hàm ý là âm. Điều này mang ý nghĩa về sự cân bằng âm dương trong tâm linh, phong thủy và vũ trụ.
Trên đây là Thủy Tinh Ngọc gợi ý cách bày biện mâm cỗ Trung thu. Thủy Tinh Ngọc chúc bạn có một ngày Tết Trung thu đầm ấm bên gia đình với cách bày mâm cỗ Trung thu truyền thống đẹp, đầy đủ và đơn giản này.
Thủy Tinh Ngọc Sưu tầm