RẰM THÁNG GIÊNG - 5 MÂM CƠM CÚNG MANG TÀI LỘC MAY MẮN CẢ NĂM CHO GIA CHỦ
RẰM THÁNG GIÊNG
5 MÂM CƠM CÚNG MANG TÀI LỘC,
MAY MẮN CẢ NĂM CHO GIA CHỦ KHÔNG NÊN BỎ QUA
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vì vậy, vào ngày này các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để dâng lễ lên tổ tiên. Vậy mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ cần những gì?
Rằm tháng Giêng năm nay vào ngày nào?
Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, đây là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm. Vào ngày này mọi người thường đi lễ chùa và làm lễ cúng Phật, cúng gia tiên tại nhà để cầu mong những điều tốt lành, may mắn cho bản thân và gia đình trong suốt 1 năm.
Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn rơi vào Thứ bảy ngày 24 tháng 2 Dương lịch. Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được thực hiện vào giờ Ngọ (11h đến 12h59) ngày chính Rằm (15 tháng Giêng Âm lịch). Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế mà nhiều gia đình có thể sắp xếp cúng trước Rằm, từ ngày 14 Âm lịch.
Rằm tháng Giêng năm nay vào cuối tuần, bởi vậy các gia đình có thể cúng vào thứ sáu hoặc thứ bảy để cả nhà có thể quây quần, sum vây bên mâm cỗ. Ngoài ra, thời gian này cũng giúp mọi người có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm hơn.
Mâm cúng rằm tháng Giêng cần nhưng gì?
Về cơ bản thì mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không khác nhiều so với Tết Nguyên đán. Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc, bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới. Các món ăn khác như giò, chả, rau xào... cũng được dùng cúng gia tiên vào ngày này. Ngoài ra còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu…
Tuy nhiên, cúng rằm tháng Giêng cũng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc. Nhà ít người không nên làm quá nhiều món, quá nhiều mâm cỗ sẽ rất lãng phí.
Thậm chí, gia chủ có thể cúng một đĩa xôi gấc, bánh chưng cùng với một khoanh giò trên ban thờ gia tiên.
Với những gia đình có điều kiện hoặc đông người, mâm lễ cúng cần chuẩn bị đầy đủ hơn. Theo truyền thống, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ, gồm: Mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.
Nếu bạn vẫn chưa biết mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị nhưng gì, thì hãy cùng Thủy Tinh Ngọc tham khảo những gợi ý mâm cỗ dưới đây của chúng tôi.
Gợi ý mâm cúng rằm tháng Giêng
Mâm lễ cúng Phật ngày rằm tháng Giêng
Mâm lễ dâng cúng Phật thường bao gồm hoa quả, chè xôi, oản, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu và món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, không thể thiếu được cau, lá trầu và rượu trắng, hương hoa, vàng mã và đèn nến.
- Gỏi cuốn ngũ sắc chấm sốt bơ lạc hành phi
- Nem nấm chiên
- Xôi hoa đậu biếc đậu xanh ruốc nấm hương
- Súp lơ xào nấm ngô ngọt
- Nem nấm trộn thính
- Canh nấm ngô ngọt
- Chè hoa cau
Mâm lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng Giêng
Mâm cúng 1
- Gà rang muối
- Chả rươi
- Giò xào
- Nem chả giò
- Bóng xào thập cẩm
- Canh măng
- Canh bóng mọc
- Xôi gấc
Mâm cúng 2
- Bánh chưng gấc
- Chả quế
- Bò khô
- Chân giò nụ mị
- Nem thính
- Nộm tai heo rau tiến vua
- Canh miến rau củ
- Xôi gấc
- Dưa hành
- Chè lam
Mâm cúng 3
- Bóng xào thập cẩm
- Cá chiên hoàng bào
- Chân giò nụ mị
- Nộm tai heo rau tiến vua
- Bò sốt tiêu đen
- Giò bò Ước Lễ
- Canh rau củ
- Cá trắm đen kho tộ
- Bánh chưng
- Bún thang
- Dưa hành
Mâm cúng 4
- Nộm gà xé phay
- Miến gà măng mọc
- Nem thính
- Giò xỏ
- Chả quế
Mâm cúng 5
- Súp gà
- Giò bò
- Nộm rau củ bò khô
- Nem hải sản
- Bò khô
Nguồn: Sưu tầm